STT | TÊN ĐỀ TÀI BÁO CÁO | TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO | NGƯỜI THỰC HIỆN | THỜI GIAN THỰC HIỆN | BC CẤP TRƯỜNG | BC CẤP KHOA |
1 | Tìm hiểu về biofilm trong công nghiệp thực phẩm | Biofilm là tập hợp các vi sinh vật liên kết chặt chẽ với nhau ở trên bề mặt vật chất và được xem như là mô hình phát triển tự bảo vệ của vi khuẩn. Chính vì vậy, biofilm rất được quan tâm trong các vấn đề về vệ sinh thực phẩm. Bài báo cáo tập trung trình bày về khái niệm, việc hình thành và hướng kiểm soát biofim hiện nay. | ThS. Trần Thị Thanh Vân | 12/2019 | x | |
2 | Thực phẩm chiếu xạ | Việc chiếu xạ thực phẩm ngày nay được thực hiện khá phổ biến vì nhiều lợi ích do kỹ thuật này mang lại. Thực phẩm được chiếu xạ có thể được bảo quản lâu hơn, kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít hoài nghi, quan ngại về tính an toàn của phương pháp này. | ThS. Nguyễn Hồng Xuân | 6/2020 | x | |
3 | Ảnh hưởng của e-beam lên một số tính chất của quả xoài | Công nghệ e-beam mang lại nhiều hứa hẹn trong việc xử lý xoài với mục tiêu kéo dài thời gian bảo quản đáp ứng nhu cầu sử dụng cho quả xoài trong mùa trái vụ. | ThS. Nguyễn Hồng Xuân | 6/2020 | x | |
4 | Bàn về phát triển sản phẩm từ chuối tại Việt Nam | Chuối là một trong những cây ăn quả có diện tích trồng lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm từ chuối đều chưa được xem là thế mạnh của nông sản Việt. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển cây ăn quả tại nhiều địa phương thì chuối vẫn chưa được xem là cây trồng chủ lực và cũng không được chú trọng đầu tư. Để nâng giá trị thương mại cho cây chuối, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm từ chuối của một số quốc gia trên thế giới và áp dụng linh hoạt theo tình hình thực tế tại địa phương có thể là cách tiếp cận hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Đề tài “ Bàn về phát triển sản phẩm từ chuối tại Việt Nam” nhằm thảo luận về những giải pháp có thể định hướng phát triển sản phẩm chuối ở nước ta. | ThS. Huỳnh Thị Sữa | 6/2020 | x | |
5 | Ứng dụng plasma lạnh trong lĩnh vực thực phẩm | Trong những năm gần đây, công nghệ plasma lạnh được nghiên cứu và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xử lý nước, khử mùi, làm sạch không khí, xử lý dụng cụ y tế… Plasma lạnh là một loại khí ion hóa trung tính có năng lượng cao sẽ ức chế sự sống của một loạt các vi sinh vật, vi khuẩn,… Chính khả năng này của plasma lạnh làm cho nó có khả năng ứng dụng rất lớn trong công nghệ thực phẩm như kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Bài báo cáo này giới thiệu chung về plasma, ưu điểm và hạn chế khi sử dụng công nghệ plasma lạnh, ứng dụng plasma lạnh trong lĩnh vực thực phẩm. | ThS. Trần Thị Thùy Linh | 6/2020 | x | |
6 | Duy trì nhiệt độ cho lều sấy năng lượng mặt trời ứng dụng trong sấy thực phẩm | Trình bày giải pháp để duy trì nhiệt độ sấy khi sử dụng lều sấy nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời sử dụng cho mục đích sấy thực phẩm. | ThS Đoàn Thị Kiều Tiên | 6/2020 | x | |
7 | Ảnh hưởng của chất tan đến khả năng bảo quản sản phẩm khô | Trình bày ảnh hưởng của một số loại chất tan và nồng độ của chúng đến khả năng bảo quản sản phẩm khô từ cá | ThS Đoàn Thị Kiều Tiên | 6/2020 | x | |
8 | Vi khuẩn nội sinh – Tiềm năng và ứng dụng | Vi khuẩn nội ký sinh thực vật (Endophytic bacteria) được tìm thấy trong hầu hết ở các loài thực vật, chúng cư trú ở trong nội mô của thực vật ký chủ và giữa chúng hình thành một loạt các mối quan hệ khác nhau như cộng sinh tương hỗ, công sinh dinh dưỡng, hội sinh …Hầu hết các dạng nội ký sinh này bắt đầu xuất hiện từ vùng rễ hay bề mặt lá, tuy nhiên, một số loại có thể ký sinh trên hạt. Endophytic bacteria thúc đẩy thực vật tăng trưởng, tăng năng suất và đóng vai trò là một tác nhân điều hòa sinh học. Endophytic bacteria sản xuất hàng loạt các sản phẩm tự nhiên có lợi cho thực vật ký chủ mà ta có thể khai thác những tác nhân đó để ứng dụng trong y học, nông nghiệp hay công nghiệp. Ngoài ra nó còn có tiểm năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong đất bằng cách tăng cường khả năng khử độc trên thực vật và làm cho đất trở nên màu mỡ thông qua chu trình photphat và cố định đạm. Ngày càng có nhiều quan tâm trong việc phát triển các ứng dụng tiềm năng công nghệ sinh học của Endophytic bacteria để phát triển các giống cây trồng có khả năng khử độc đồng thời có khả năng sản xuất sinh khối và nhiên liệu sinh học. | ThS Nguyễn Phúc Huy | 6/2020 | x | |
9 | Chất thải và công nghệ xử lý chất thải bằng vi sinh vật | Lượng chất thải trong sinh hoạt và hoạt động công nghiệp thải ra ngày càng nhiều trong khi lượng rác được xử lý để an toàn cho môi trường thì không tương ứng. Xử lý rác thải là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên hiện nay, những công nghệ xử lý rác thải truyền thống như chôn lấp, đốt…không mang lại hiệu quả cao và chưa là biện pháp hữu hiệu để xử lý môi trường. Đứng trước những thực trạng trên, đòi hỏi cần có những giải pháp lâu dài, hiệu quả, mang tính công nghệ và an toàn cho môi trường. Ngày nay, sự phát triển công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ vi sinh vật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều qui trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường hiện tại được xây dựng trên cơ sở tham gia tích cực của vi sinh vật | ThS. Nguyễn Thị Hồng Xuyên | 6/2020 | x | |
10 | Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước mắm | Nước mắm là một loại nước chấm quen thuộc được ưa chuộng nhất ở nước ta và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao, hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà, đặc trưng mà không loại sản phẩm nào có thể thay thế được. Quá trình sản xuất nước mắm là quá trình ứng dụng sự phân giải protein từ cá nhờ hệ vi sinh vật trên cá. Qua nghiên cứu này sẽ làm rõ vai trò của hệ vi sinh vật này đối với quá trình sản xuất nước mắm truyền thống. |
ThS. Nguyễn Phúc Huy | 6/2020 | x | |
11 |
Nuôi cấy tế bào da trong không gian ba chiều và bước đầu ứng dụng để nghiên cứu cơ chế hoạt động của Pro-Hyp |
Các dòng tế bào da gồm keratinocyte và fibroblast được phân lập từ chuột và đồng nuôi cấy trong không gian ba chiều để tái tạo cấu trúc da. Pro-Hyp, một trong các peptide chủ yếu từ collagen, được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để khảo sát sự thay đổi biểu hiện gene trong các tế bào. |
Ts. Lê Vũ Lan Phương |
6/2020 |
X |
|